Cách Điều Trị Tim Đập Nhanh Sau Khi Phục Hồi Covid?
Di chứng tim đập nhanh sau khi phục hồi Covid có nguy hiểm không?
Thống kê cho thấy COVID-19 làm tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch gấp 10 lần so với người không có tiền sử bệnh tim mạch. Con số này khiến những người mắc bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim sau phục hồi Covid lo lắng hơn.Theo các chuyên gia y tế, virus SARS-CoV-2 ức chế hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ lây nhiễm và gây ra các biến chứng nêu trên. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu và gây ra rối loạn nhịp tim. Sự hiện diện của vi rút "ngoại lai" trong cơ thể sẽ kích thích phản ứng miễn dịch, gây dương tính giả và tăng hoạt động tự trị, huyết áp và nhịp tim.

Các nhà khoa học cũng ghi nhận, nhịp tim của nhiều bệnh nhân sau Covid đã tăng cao, kể cả lúc nghỉ ngơi, dẫn đến hồi hộp, đánh trống ngực. Vì vậy, người bệnh cần được thầy thuốc thăm khám kỹ lưỡng để nhanh chóng phát hiện các bệnh lý tim mạch, hô hấp kèm theo.
Cần làm gì để phòng tránh di chứng tim đập nhanh hậu Covid?
Những người bị rối loạn nhịp tim và bệnh tim mạch không phải là nhóm có nguy cơ bị SARS-CoV-2 cao hơn những người khác, nhưng họ lại là những người dễ bị tổn thương nhất. Thông tin về số người chết vì bệnh tật trên toàn thế giới ngày càng tăng nhanh càng tạo thêm sự hoang mang cho những người mắc bệnh rối loạn nhịp tim, dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.Cách tốt nhất để phòng tránh di chứng về tim cho những người có tiền sử mắc bệnh tim là phải phòng tránh mắc Covid-19. Còn đối với những người không có tiền sử bệnh tim, cần đảm bảo một tinh thần tốt, thăm khám tầm soát sau phục hồi Covid và tránh việc Stress kéo dài dẫn đến bệnh rối loạn lo âu hoặc căng thẳng thần kinh.

Không phải tất cả những người nhiễm COVID-19 đều bị sốt, ho, khó thở mà còn tùy thuộc vào sức đề kháng và bệnh tình của mỗi người. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý để nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm virus. Nếu để bệnh Covid trở nên nghiêm trọng hơn thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Giữ huyết áp trong phạm vi mục tiêu được các bác sĩ khuyến cáo sẽ giúp ổn định nhịp tim. Nếu bạn đang dùng statin, hãy tiếp tục dùng và ngưng khi được bác sĩ cho phép. Nhiều báo cáo cho rằng việc sử dụng nhóm thuốc này ở bệnh nhân bệnh mạch vành và rối loạn lipid máu có thể làm giảm nguy cơ tim mạch tốt hơn trong đợt dịch COVID-19.
Cách điều trị tim đập nhanh sau khi phục hồi Covid
1.Xác định nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh sau phục hồi Covid
Đối với người có bệnh nền về rối loạn nhịp tim hoặc xuất hiện bệnh tim sau phục hồi Covid, cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch định kỳ để xác định nguy cơ, dùng đúng thuốc và chữa đúng bệnh. Một số trường hợp rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh tim khác nguy hiểm hơn. Vì vậy, can thiệp y tế là đặc biệt cần thiết đối với những trường hợp này.Đối với người gặp tim đập nhanh do những căng thẳng tâm lý hậu covid, cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ là một trong những điều giúp ngăn chặn sự gia tăng nhịp tim. Để làm được điều này, hãy hít thở chậm và sâu, nghe nhạc, thiền định và giảm theo dõi các thông tin tiêu cực về hậu quả của dịch bệnh COVID-19. Thay vào đó, bạn cần nghe nhạc, xem các chương trình hài, giải trí,.. điều chỉnh tâm lý để giảm căng thẳng.
2. Tầm soát di chứng hậu Covid -19 định kỳ
Mỗi triệu chứng hậu covid đều có liên quan mật thiết với nhau, điển hình như di chứng hô hấp và tim mạch. Vì vậy, bạn nên tầm soát di chứng hậu Covid -19 định kỳ và thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình.
3. Sử dụng các phương pháp hỗ trợ để ngăn chặn tái nhiễm Covid
Ngoài ra, bạn cũng cần ngăn chặn tái nhiễm covid để tránh bệnh chồng bệnh thông qua các biện pháp ngăn ngừa. Sử dụng phương pháp xông phòng bằng bộ xông chuyên dụng được khuyến cáo hàng ngày, xịt kháng khuẩn sau khi đi ra ngoài, xịt miệng để tiêu diệt virus cũng là những cách hiệu quả.Hy vọng với những tư vấn trên đây, bạn đọc đã nắm được những cách điều trị tim đập nhanh sau khi phục hồi Covid để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.