Trang chủ / Sức khỏe / Trẻ em bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì nên đưa đi bệnh viện?

Trẻ em bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì nên đưa đi bệnh viện?


Tình trạng viêm họng cấp có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó, trẻ em là nhóm đặc biệt dễ gặp viêm họng và tổn thương bởi viêm họng. Khi trẻ có triệu chứng bị viêm họng, các bậc phụ huynh thường lo lắng không biết cách nào để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây cung cấp cho trẻ những thông tin cần thiết về việc trẻ em bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì nên đưa đi bệnh viện. Đồng thời, cung cấp cho bạn đọc những giải pháp giúp giảm chứng viêm họng ở trẻ em.

Viêm họng cấp ở trẻ là gì?

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp tương đối phổ biến. Thời tiết thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm họng cấp ở trẻ, từ đó, làm xuất hiện nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ.
Viêm họng cấp là bệnh phổ biến ở trẻ emViêm họng cấp là bệnh phổ biến ở trẻ emTương tự như chứng viêm họng ở người lớn, bệnh viêm họng cấp ở trẻ xuất hiện do sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây hại. Đối với trẻ em, bệnh viêm họng cấp phải được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra do hệ miễn dịch còn non nớt. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm họng cấp giúp cha mẹ nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ hay bị viêm họng

Viêm họng cấp ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, xuất hiện dựa trên tình trạng viêm niêm mạc họng kéo dài dưới 4 tuần. Có 2 nhóm yếu tố chính dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ:
Môi trường: thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi; môi trường bụi bẩn, ô nhiễm; trẻ thay đổi môi trường sống (gia đình và trường học); trẻ thay đổi chế độ ăn dặm; trẻ đang trong giai đoạn cai sữa, gặp những thay đổi.
Môi trường và virus là nguyên nhân dẫn đến viêm họngMôi trường và virus là nguyên nhân dẫn đến viêm họngVirus, vi khuẩn và nấm: Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp gây viêm họng ở trẻ, Hầu hết viêm họng cấp tính ở trẻ em là do virus, chẳng hạn như cúm, sởi và adenovirus. Viêm họng cấp do vi khuẩn hiếm gặp và chủ yếu do các bệnh do phế cầu, liên cầu và tụ cầu gây ra. Ngoài ra, nấm Candida cũng có thể gây ra bệnh này.

Biểu hiện của trẻ bị viêm họng

Đối với trẻ nhỏ chưa có khả năng diễn đạt tốt, chúng sẽ không biết cách giải thích triệu chứng của mình cho các bậc cha mẹ. Vậy phải làm thế nào để nhận biết trẻ bị viêm họng? Một số triệu chứng dễ nhận biết của trẻ bị viêm họng như sau:
  • Trẻ bị nghẹt mũi, hắt hơi, có dấu hiệu sổ mũi
  • Trẻ ho có đờm, ho khan, khó nuốt, đau họng
  • Tình trạng đau họng có thể dẫn đến hành sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Đối với trẻ nhỏ, tình trạng này có thể dẫn đến khó chịu, khó ngủ, không muốn ăn uống và quấy khóc nhiều.
  • Một số trẻ còn gặp ói mửa, đi đại tiện lỏng tùy thuộc vào loại bệnh gặp phải.

Trẻ hay bị viêm họng phải làm sao?

Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ cần quan sát những triệu chứng và diễn tiến bệnh của trẻ. Từ đó, đưa ra phương án giải quyết, Một số cách giảm thiểu triệu chứng ban đầu cho trẻ:

Cho bé uống nước nhiều

Cho bé ăn súp gà để giảm đau. Hoặc cha mẹ có thể cho bé uống nước chanh hoặc trà nóng. Nếu bé dưới 1 tuổi thì không nên cho bé uống mật ong, đây không phải là thực phẩm tốt cho trẻ em. Quan trọng hơn là cho bé uống nước ấm, không quá nóng vì nước nóng dễ làm bé bị bỏng.
Nên cho bé uống nước nhiều khi bị viêm họngNên cho bé uống nước nhiều khi bị viêm họng

Cố gắng tạo độ ẩm trong phòng

Sử dụng máy phun sương để làm ẩm không khí. Nếu không khí trong phòng quá khô, bé sẽ bị đau họng khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu như cỏ xạ hương và bạch đàn. Nếu không, bạn có thể tắt máy lạnh và đảm bảo độ ẩm trong phòng ở mức ổn định, như vậy, trẻ sẽ bớt đau hơn.

Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí lạnh

Trẻ có tiền sử viêm họng nhiều cần tránh tiếp xúc với môi trường lạnh. Cha mẹ cần ủ ấm trẻ mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là trong mùa đông. Điều này giúp trẻ giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì nên đưa đi viện?

Ở trẻ em khi bị viêm họng cấp, triệu chứng dễ gặp phải là sốt. Hầu hết các bé có thể bị sốt từ 38 đến 40 độ C, kèm theo các triệu chứng khác giống bệnh cảm như hắt hơi, ho, sổ mũi.
Đối với bệnh viêm họng thường, trẻ sẽ bị sốt trong 2-3 ngày, nhưng nếu cha mẹ không có những phản ứng như trên, trẻ sẽ bị sốt từ 5-7 ngày.
Sốt kéo dài đến 10 ngày được coi là nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trên thực tế, bất kỳ ai mắc bất cứ bệnh lý nào và đối tượng nào cũng cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Quan sát biểu hiện của trẻ để nhanh chóng đưa chúng đến bệnh việnQuan sát biểu hiện của trẻ để nhanh chóng đưa chúng đến bệnh việnĐối với trẻ em, điều này còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Vì lúc này cơ thể bé còn non nớt và hệ miễn dịch còn non yếu. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp tránh được những biến chứng về sau.Đối với những trường hợp viêm họng cấp kèm theo sốt cao cũng vậy. Đặc biệt nếu trẻ sốt cao, uống thuốc, chườm nóng liên tục mà sau 2-3 ngày vẫn không khỏi thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay. Ngoài ra, nếu trẻ có một trong các biểu hiện sau, cha mẹ cũng cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế:
  • Trẻ ho thường xuyên, khó thở, biểu hiện thở nhanh, thở gấp.
  • Trẻ nôn trớ nhiều và có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Dịch tiết ống tai.

Trẻ bị viêm họng nên ăn gì?

Để giảm thiểu triệu chứng viêm họng ở trẻ, có thể cho trẻ dùng một số loại thực phẩm như sau:

Sử dụng các loại trái cây, thực phẩm giàu vitamin C

Trái cây giúp tăng cường thể lực cho trẻ và điều trị hiệu quả bệnh viêm họng cấp. Cha mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, hoặc làm sinh tố, nước ép cho con uống.

Dùng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi

Rất hữu ích cho trẻ em bị sưng đỏ cổ họng, đau dữ dội và khó nuốt, trẻ có dấu hiệu biến ăn do đau họng. Mật ong không chỉ là chất chống viêm hiệu quả mà nó còn giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh tật. Do đó, bạn có thể pha mật ong với nước ấm, vắt ít chanh hoặc gừng băm nhỏ cho bé sử dụng để chữa bệnh.
Xem thêm: 20 cách chữa trị viêm họng, đau họng theo dân gian tại nhà hiệu quả nhất
Trẻ bị viêm họng nên dùng thức ăn mềmTrẻ bị viêm họng nên dùng thức ăn mềm

Cho trẻ ăn các món lỏng, nhiều nước

Một số món như cháo, miến, món lỏng dễ nuốt  vừa giúp trẻ đỡ đau họng khi ăn, vừa dễ tiêu hóa, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để giúp trẻ vượt qua cơn đau họng. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể cho trẻ dùng các loại canh mềm như mồng tơi, mướp,..

Trẻ bị viêm họng kiêng ăn gì?

Khi bị viêm họng, các mẹ nên kiêng cho trẻ dùng một số món ăn như:

Trứng và các chế phẩm trực tiếp từ trứng

Trứng là món ăn khoái khẩu của hầu hết trẻ em. Tuy nhiên, trứng sau khi vào cơ thể người sẽ sinh ra nhiều nhiệt, khiến bé dễ bị sốt cao, khó hạ sốt.

Bánh kẹo và các loại nước ngọt có gas

Những loại thực phẩm này không cung cấp dinh dưỡng, khiến bé khó tiêu hóa. Ngoài muối, đường còn là chất háo nhiều nước. Đường trong những thực phẩm này hút hết nước ra ngoài cơ thể, gây mất nước và khó hạ sốt.
Trẻ em bị viêm họng có nên dùng thuốc kháng sinh không?
Theo lời khuyên của bác sĩ, không nên cho trẻ nhỏ uống quá nhiều thuốc kháng sinh trừ khi tình trạng của trẻ nghiêm trọng cần đi khám. Nếu các triệu chứng về đường hô hấp và viêm họng của trẻ nhỏ mới xuất hiện hoặc điều trị lâu không khỏi, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc xịt miệng an toàn và điều trị đơn giản.

Các loại thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng hay dùng

Các mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc dưới đây để giảm cơn đau tạm thời:
Amoxicillin
Đây là loại thuốc kháng sinh trị viêm họng ở trẻ sơ sinh thuộc nhóm penicillin, thường được dùng cho các triệu chứng nhiễm trùng và nhiễm khuẩn… dạng bào chế của thuốc bao gồm thuốc bột, viên nén, thuốc tiêm… tương ứng với từng đối tượng cụ thể. Loại thuốc này không có hiệu quả đối với trẻ bị viêm họng do cảm cúm hoặc cảm lạnh nguyên nhân từ virus.
Cephalexin
Loại thuốc này là kháng sinh thế hệ mới được chỉ định cho các em bé. Loại thuốc này có thể thay thế loại thuốc thuộc nhóm Penicillin trong trường hợp trẻ bị dị ứng.

Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm họng, các yếu tố cần đặc biệt quan tâm chính là giữ vệ sinh, giữ ấm.

Giữ vệ sinh cho trẻ trong khi bị viêm họng

Mũi là bộ phận thuộc hệ hô hấp của bé nên cần được vệ sinh thường xuyên. Không bao giờ dùng ngón tay hoặc móng tay để lấy gỉ mũi, vì nó sẽ dễ làm hỏng màng mũi mỏng manh của bé.
Miệng là bộ phận tiếp xúc với thức ăn trước khi vào cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng miệng của trẻ sơ sinh đã sạch nên có thể không cần vệ sinh thường xuyên như các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, do tiếp xúc với thức ăn trong thời gian dài nên thức ăn thừa rất dễ bị nhiễm khuẩn và khiến trẻ dễ lặp đi lặp lại bệnh viêm họng.
Nên giữ ấm và giữ vệ sinh cho trẻNên giữ ấm và giữ vệ sinh cho trẻ

Giữ ấm cho trẻ khi bị viêm họng

Các phần cần giữ ấm đặc biệt cho trẻ khi bị viêm họng là bàn tay, bàn chân, cổ và lưng. Bên cạnh đó, các mẹ cũng lưu ý giữ ấm phần bụng cho bé để bảo vệ dạ dày còn non nớt của trẻ khi bị bệnh.

Chai xịt miệng thảo dược kháng khuẩn Fu Jaki chuyên hỗ trợ giảm viêm họng, đau họng cho trẻ em vô cùng an toàn hiệu quả

Bên cạnh những giải pháp trên, việc sử dụng chai xịt miệng từ thảo dược Fu Jaki giúp các mẹ dễ dàng vệ sinh và kháng khuẩn cho họng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm họng, giảm triệu chứng đau khi bị viêm họng và giảm nguy cơ bệnh lặp đi lặp lại.
Dùng chai xịt miệng Fu Jaki giảm đau họng ở trẻDùng chai xịt miệng Fu Jaki giảm đau họng ở trẻHy vọng với những thông tin về việc trẻ em bị viêm họng sốt mấy ngày thì nên đưa đi bệnh viện trên đây, các mẹ đã có đủ kiến thức để chăm sóc con trẻ trong thời điểm bị bệnh.