Đăng bởi Hằng Anh Duong

KINH NGHIỆM TRONG CHỐNG THẤM NHÀ Ở (CHỐNG THẤM TƯỜNG)

ks-img
  1. 3. Chống thấm tường nhà

Chống thấm tường nhà là hạng mục cần được tiến hành đầu tiên và cẩn thận lựa chọn phương pháp, quy trình thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Các khu vực tường nhà cần ưu tiên chống thấm bao gồm:

  1. 3.1. Chống thấm cho tường nhà liền kề

Mật độ đô thị dày đặc dẫn đến các công trình nhà ở xây sát nhau, cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên tường nhà liền kề/giáp ranh dễ có nguy cơ thấm dột.

Nếu không áp dụng các biện pháp chống thấm cho tường nhà liền kề, gia chủ có thể phải đối diện với những rắc rối sau đây: 

- Tường nhà bị ẩm mốc, nứt nẻ, bong tróc, rong rêu, làm mất đi tính thẩm mỹ và giá trị của ngôi nhà. 

- Tường nhà ẩm ướt khiến vật dụng, đồ đạc treo tường hoặc kê sát tường bị ảnh hưởng. Đồ gỗ sẽ dễ bị mối mọt, đồ điện tử sẽ dễ bị hư hỏng. 

- Kết cấu tường bị xuống cấp, làm giảm tuổi thọ của ngôi nhà. 

- Hiện tượng ẩm mốc lâu ngày sẽ sinh ra các loại vi khuẩn khiến bầu không khí ẩm ướt, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình. 

- Nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ do ổ điện hay các thiết bị điện âm tường bị ngấm nước.

Tường nhà liền kề là vị trí dễ thấm dột nhưng ít được gia chủ quan tâm đúng mức trong quá trình xây dựng (Ảnh minh họa)

Để tránh những hệ lụy như trên, gia chủ cần quan tâm đến khâu chống thấm cho tường nhà liền kề. Tốt nhất là nên thực hiện chống thấm ngay khi đang xây dựng nhà. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp chống thấm cho nhà đã hoàn thiện dù công đoạn thi công có thể gặp nhiều khó khăn. 

Xem chi tiết tại đây: Tất cả dịch vụ (truongthinhvina.com)

  1. 3.2. Chống thấm cho chân tường

Chân tường cũng là vị trí thường gặp hiện tượng thấm nước, nấm mốc, đặc biệt là các khu vực thấp, hay ẩm ướt như tầng hầm, nhà tắm, nhà bếp,... Ngoài ra, những ngôi nhà xây gần ao hồ, sông suối, mạch nước ngầm cũng dễ bị nước, hơi ẩm từ đất nền theo mạch vữa lan dần lên cao gây thấm chân tường.


Phần chân tường nhà cũng cần được chống thấm cẩn thận (Ảnh minh họa)

    Tình trạng thấm dột ở chân tường có thể đến từ việc không dùng đủ vữa, xi măng trong quá trình xây dựng phần móng, phần chân tường. Từ đó tạo ra lỗ rỗng giữa các viên gạch, khiến nước thấm nhanh và sâu vào chân tường. 

Bên cạnh đó, bản chất của hồ dầu, vữa xi măng là hấp thụ nước. Trong điều kiện nồm ẩm, hơi nước nhiều, kết cấu này sẽ hút và đưa một phần nước theo mạch lan lên phần tường trên, phần còn lại được giữ ở chân tường và gây ra hiện tượng thấm nước, nấm mốc.

Để tránh tình trạng này, tốt nhất gia chủ nên tiến hành chống thấm ngay từ khi xây dựng nhà. Nếu chân tường vẫn có hiện tượng thấm dột, gia chủ có thể tham khảo các giải pháp chống thấm cho chân tường. 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG THỊNH VINA

Địa chỉ: 74/7A Đường Đông Hưng Thuận 23, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0919.221.913
Email: nguyenphuc002@gmail.com

Bài viết gần nhất

Thể loại