Đăng bởi Hằng Anh Duong

Những loại bệnh ung thư có khả năng di truyền cao.

ks-img
Ung thư vẫn được coi là loại bệnh không có tính truyền nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc dù là ung thư đường hô hấp hay bất kỳ loại ung thư nào khác. Nhưng có một số loại ung thư có nguy cơ di truyền từ người thân trong gia đình. Vậy những loại bệnh ung thư nào có khả năng di truyền cao? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.



1. Ung thư là bệnh do tổn thương gen.


Phần lớn những người mắc ung thư không liên quan đến di truyền và không để lại bệnh cho các thế hệ sau. Chỉ có một số ít bệnh ung thư liên quan đến gene di truyền. Hiểu một cách đầy đủ thì ung thư là bệnh do tổn thương gene – vật liệu mang tính di truyền của tế bào gây ra. Chỉ có khoảng dưới 10% là tổn thương gene là có sẵn trong cơ thể. Những tổn thương gene này có thể di truyền nhưng không di truyền cho tất cả thế hệ sau của người có gene này. Chỉ khoảng 50% số con của họ sẽ nhận di truyền các gene đó. Trong số những người con có gene ung thư, cũng không phải tất cả sẽ bị ung thư. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ có khả năng sẽ mắc ung thư trong cuộc đời họ.

Còn có tới hơn 80% là do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào cơ thể. Đó chính là những thói quen, lối sống thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng thiếu an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ tình dục không an toàn…. là những nguyên nhân tác động lớn tới sức khỏe, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tổn thương gen, dẫn đến ung thư. Những dạng tổn thương gen này không mang tính di truyền.

Nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh ung thư của một người có liên quan nhiều nhất tới tuổi tác và các yếu tố nguy cơ từ thói quen, lối sống, môi trường…


2. Những loại bệnh ung thư có khả năng di truyền cao.


2.1. Ung thư vú




Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Sự di truyền của ung thư vú có liên quan đến gen BRCA 1 và BRCA 2. Khi hai gen bị đột biến, chúng không thể sửa chữa lỗi và kiểm soát sự sinh sản của các tế bào xấu kịp thời, cuối cùng dẫn đến ung thư. Đột biến ở hai gen này được truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ có đột biến gen này có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4 đến 8 lần so với người bình thường.

Khuyến cáo các nhóm có nguy cơ cao nên tiến hành tự kiểm tra thường xuyên và đến bệnh viện để kiểm tra thể chất mỗi năm một lần để phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Đồng thời, chú ý duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc… có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.


2.2. Ung thư buồng trứng


Khoảng 20-25% ung thư buồng trứng biểu mô có liên quan đến yếu tố di truyền. Tiền sử gia đình ung thư buồng trứng có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao ở các thành viên nữ khác trong gia đình.


2.3. Ung thư đại trực tràng


Hai hội chứng đại trực tràng di truyền thường gặp là bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình và ung thư đại trực tràng di truyền không polyp do các đột biến gene di truyền gây nên. Các đột biến này không chỉ làm tăng nguy cơ hình thành khối u đường tiêu hóa mà có thể là nguyên nhân sinh u tại nhiều cơ quan khác như tuyến tụy, tuyến giáp, nội mạc tử cung, gan… Phát hiện sớm thành viên mang gene bệnh giúp có kế hoạch tầm soát định kỳ hoặc điều trị dự phòng.


2.4. Ung thư nội mạc tử cung


Khoảng 5% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung xuất phát từ yếu tố di truyền và tuổi khởi phát ở những bệnh nhân này thường trẻ hơn 10-20 tuổi so với tuổi trung bình của những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung lẻ tẻ.


2.5. Ung thư tuyến tụy


Theo Verywell Health, những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tụy thì khả năng mắc bệnh này cũng cao hơn. Đột biến di truyền của gene BRCA1, BRCA2 được phát hiện trong khoảng 13-19% bệnh nhân ung thư tuyến tụy có tính chất gia đình.


2.6.  Ung thư tuyến tiền liệt



Ung thư tuyến tiền liệt ở hai hoặc nhiều thành viên trong gia đình trực tiếp làm tăng nguy cơ lên 5-11 lần. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, một đột biến gene có thể gây nhiều bệnh ung thư khác nhau ở cả hai giới. BRCA1 và BRCA2 là những gene phổ biến gây ung thư vú và ung thư buồng trứng ở nữ giới; tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy, tuyến tiền liệt ở nam giới.


2.7. Ung thư phổi


Theo các nghiên cứu bệnh chứng từ Hiệp hội Ung thư Phổi Quốc tế, những người có người thân cấp một (bố, mẹ, anh, chị, em, con cái) bị bệnh ung thư phổi sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này lên 1,51 lần so với những người không có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.


2.8. Ung thư tuyến giáp


Là bệnh ung thư của tuyến nội tiết thường gặp nhất. Phần lớn thể bệnh hay gặp là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Đây là thể bệnh có tiên lượng tốt nếu được điều trị đúng phác đồ. Ung thư tuyến giáp thể tủy có tiên lượng xấu hơn và có tính di truyền mạnh. Đột biến gene RET gây bệnh này còn là nguyên nhân của các khối u nội tiết khác như u tủy thượng thận, adenoma tuyến cận giáp, u thần kinh ở niêm mạc của môi, lưỡi, đường tiêu hóa…. Tất cả người bệnh chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy đều nên được chỉ định xét nghiệm gene cho bản thân và người thân trong gia đình.

2.9. Ung thư dạ dày



Người thân của bệnh nhân ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2-3 lần so với những người khác. Theo các chuyên gia, khả năng di truyền của ung thư dạ dày tương đối cao, chiếm khoảng 5-10%. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là ung thư dạ dày lan tỏa di truyền, thuộc bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường.

Ung thư dạ dày là bênh lý có liên quan tới gen. Theo cơ chế ung thư dạ dày bệnh học, xuất phát từ đột biến gen gây ra sự rối loạn trong chu kỳ phát triển bình thường của tế bào, từ đó dẫn đến sự phát triển các tế bào một cách quá mức, mất kiểm soát tạo thành khối u. Nguyên nhân phát sinh có thể kể đến: di truyền, hóa chất, tia phóng xạ, virus… do đó, ung thư dạ dày có thể di truyền được cho các thế hệ sau.

Vì các tổn thương sớm của ung thư dạ dày khuếch tán di truyền tương đối ẩn, cần phải nội soi dạ dày thường xuyên để phát hiện ung thư càng sớm càng tốt. Nếu có các triệu chứng như đau bụng trên, đầy bụng và sụt cân không rõ nguyên nhân thường xảy ra, bạn phải đến bệnh viện kịp thời.

2.10. Ung thư vòm họng


Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng có độ nhạy cảm, có khuynh hướng di truyền rõ ràng. Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng có tính di truyền nhất định, nhưng di truyền không phải là yếu tố gây bệnh duy nhất. Các nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học đã phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khu vực, gia đình và môi trường.

Cải thiện chức năng miễn dịch, phát triển các thói quen tốt chính là yếu tố phòng ngừa. Cố gắng không ăn thực phẩm quá nóng, tránh hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc. Những người có tiền sử gia đình có người bị ung thư hoặc người già nên kiểm tra thể chất hàng năm và chú ý đến các tín hiệu nguy hiểm do cơ thể gửi đến, có thể giúp phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư vòm họng.

2.11. Ung thư gan


Nếu cha mẹ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan thì con cái cần phải được phòng ngừa đầu tiên. Bởi sự lây truyền của virus viêm gan B theo chiều dọc, rất dễ gây xu hướng cả gia đình mắc bệnh ung thư gan. Đặc biệt là những bà mẹ mang virus viêm gan B, con sau khi sinh có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn.

Nhóm ung thư gan có nguy cơ cao là những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi mãn tính và xơ gan. Tuy nhiên bệnh nhân bị viêm gan cũng không nên hoảng sợ, miễn là bạn kiểm soát kịp thời, tích cực điều trị viêm gan và ngăn chặn quá trình phát triển của nó, điều này sẽ giúp tránh ung thư gan.

Trong cuộc sống hàng ngày, kiến nghị mọi người không nên uống rượu, chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và hợp vệ sinh, đặc biệt không ăn thực phẩm bị mốc. Nếu trong gia đình có bệnh nhân viêm gan, các thành viên trong gia đình nên được tiêm phòng, đồng thời không nên chia sẻ bộ đồ ăn để làm giảm lây truyền viêm gan.


3. Sàng lọc ung thư sớm để ngăn chặn ung thư  do di truyền


Để ngăn ngừa ung thư di truyền, người có tiền sử gia đình với khuynh hướng ung thư phức tạp nên chủ động tầm soát sớm, định kỳ. Với nhóm nguy cơ cao, việc sàng lọc di truyền giúp họ kịp thời phát hiện bản thân có mang gene gây bệnh hay không và có biện pháp điều trị phù hợp.
 
Sàng lọc sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện ung thư sớm, và là phương pháp ngăn chặn ung thư hiệu quả, giảm nguy cơ tử vong và chi phí cho người bệnh. Thực tế cho thấy hiện nay phần lớn các bệnh nhân ung thư đều đến khám trong tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khi phát hiện và chẩn đoán xác định rõ ràng, cụ thể thì người bệnh thường ở vào giai đoạn cuối; ngoài khối u được phát hiện đã phát sinh thêm tình trạng nổi các hạch vùng và di căn đi nơi khác.

Việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh ung thư có ý nghĩa quyết định sống còn, bởi nó ảnh hưởng quyết định rất lớn đến thái độ xử trí biện pháp can thiệp, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh; có nghĩa là ung thư chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị có kết quả. Tầm quan trọng và yêu cầu cần thiết của việc chẩn đoán xác định sớm ung thư phải được các nhà khoa học cũng như cộng đồng quan tâm trong khi những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư  ngày càng đáng lo ngại.

Điều quan trọng là luôn bình tĩnh, lạc quan, hiểu về các nguy cơ mắc bệnh của bản thân, quan tâm chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và tập thể dục điều độ. Nếu đã phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân/gia đình mang gen di truyền ung thư thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kế hoạch theo dõi điều trị dự phòng ung thư hiệu quả”

Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.


Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Bài viết gần nhất

Thể loại